10 chiếc đồng hồ phi công hấp dẫn nhất hiện nay

Đồng hồ lặn đã làm thay đổi thế giới như thế nào ?

22/11/202203/08/17 - Tác giả: DHCHS

Hi anh em, vẫn như thường lệ, đây là bài viết gần 8000 ký tự. Anh em mê đồng hồ cần phải có ly cà phê mới chịu nổi khi đọc. Đồng hồ lặn không phải là chủ đề mới nhưng sẽ không bao giờ cũ. Các bậc thầy đã làm như thế nào để thay đổi nhận thức của thế giới về đồng hồ ? Từ chiếc đồng hồ quả lắc mong manh trở thành “chiến binh” chinh phục biển cả. Mời anh em cùng đọc …. bài dài … nên nghỉ mệt trước khi đứt hơi 😛

ĐỒNG HỒ LẶN – lịch sử ra đời – và cách nó đã làm thay đổi thế giới

Có rất nhiều thứ để chúng ta nói về các mẫu đồng hồ đeo tay, một trong số đó là khả năng chịu nước. Lịch sử về khả năng kháng nước của đồng hồ bắt đầu vào năm 1920, nhưng đáng kể nhất phải là đến sau này khi đồng hồ lặn với khả năng chịu nước đáng gờm ra đời. Ngày nay, đồng hồ lặn ( tất nhiên) dùng cho việc lặn đã trở nên phổ biến trong nhóm đồng hồ thể thao, không nhất thiết người sử dụng chúng cho việc lặn, họ sử dụng chúng như một món phụ kiện cá tính, thời trang với sự đảm bảo về độ bền và giá trị hữu dụng. Bất kể bạn trả vài trăm đô hay vài ngàn đô cho một chiếc đồng hồ, điều mà chúng ta mong đợi đều là độ tin cậy, sự chính xác và cảm giác thoải mái. Hiếm khi nào chúng ta nhớ đến việc phải mất bao nhiêu thời gian để một chiếc đồng hồ đeo tay chuyển đổi từ một mảnh của nghệ thuật đến các nhà xưởng sản xuất, bắt kịp với những thách thức chúng ta phải đối mặt trong mọi hoạt động sống hàng ngày. Sự ra đời đồng hồ lặn và khả năng chịu nước gây cho chúng ta một sự tò mò nào đó: những model quan trọng nhất trong lịch sử, các yếu tố thiết kế được mong đợi cũng như những thách thức mà họ phải đối mặt và chinh phục.

Những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên dành cho nam được sáng tạo lại từ đồng hồ bỏ túi mà vỏ và dây được hàn dính liền nhau. Những người lính ở cuối những năm 1980 và trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất tìm kiếm một cách xem thời gian nhanh hơn, dễ dàng hơn và giúp họ “rãnh tay” hơn trong các trận chiến. Thời bấy giờ, đồng hồ đeo tay được xem là trang sức cho phụ nữ nên được bảo quản quá mức. Do đó mà đàn ông trong thời kỳ này cũng không quan tâm lắm đến đồng hồ đeo tay. Vấn đề ở đây là mức độ tin cậy của chúng quá thấp: dễ bị hư hỏng khi tiếp nhận vài sự shock mạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khi đeo trên tay thay vì bọc trong túi áo khoác hay vest.

Rõ ràng là đồng hồ đeo tay sẽ không thể được ưa chuộng cho đến khi những vấn đề trên được giải quyết. Các vấn đề chính ở đây là nước, độ ẩm và bụi, dễ dàng được tìm thấy trong các chuyển động của bộ máy đồng hồ do khoảng trống giữa các nút, sự không chính xác của các yếu tố trong việc gia công và lắp ráp. Điều này làm cho các bộ phận bị gỉ sét, là nguyên nhân chất bôi trơn không thể thực hiện chức năng của mình, dẫn đến bánh răng và bánh răng chuyền bị kìm hãm và động cơ bị hỏng. Vì vậy, nếu đồng hồ được đeo trên cổ tay thì những yếu tố này sẽ tăng cao – đo đó trước hết phải có một số thay đổi đáng kể được thực hiện như quan tâm hơn đến quy trình sản xuất, lắp ráp.

Như chúng ta đã nhìn thấy, thay đổi chỉ còn là vấn đề thời gian. Bên cạnh đó cùng với đề xuất từ những kỹ sư trong ngành và cả sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty đồng hồ đã làm nên một sự phát triển kỹ thuật quan trọng. Vài năm sau đó, nhiều ý tưởng tuyệt vời được thiết lập để tạo ra các giải pháp mang tính cách mạng, loại bỏ hết những quan điểm cũ kỹ từ quá khứ. Họ thiết kế nhiều mẫu đồng hồ mới, duy trì hoạt động của chúng trong suốt những thập kỷ sau, hoặc nhiều thế kỷ, những thiết kế mà thỉnh thoảng ngày nay vẫn được ứng dụng lại.

Bước đầu tiên là phải nhận ra nguồn gốc của vấn đề và sau đó tìm kiếm giải pháp loại trừ vĩnh viễn chúng. Thế kỷ 20, những chiếc đồng hồ bỏ túi không được chế tác với mức kháng nước và độ bền làm trọng tâm. Những người thợ chế tác đã ấp ủ qua một thời gian dài nghiên cứu để tạo nên những chiếc đồng hồ đeo tay như ngày nay, khắc phục được nhược điểm từ kiểu chế tác thời kỳ cũ.

Mở đầu cho việc sáng tạo ra đồng hồ đeo tay ngày nay là một trong các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ  Rolex với người sáng lập được chú ý là Hans Wilsdorf . Một ví dụ tuyệt vời là mẫu đồng hồ Rolex Hermetic hoặc Submarine được tạo ra vào năm 1922. Hermetic là một mẫu đồng hồ với vỏ tròn nhỏ, với một lớp vỏ mỏng bên ngoài bao quanh được cố định. Ý nghĩa của việc làm này là hệ thống nút vặn bị bít kín và đồng hồ được bao phủ toàn bộ. Nhưng có một vấn đề phát sinh ở đây là khi cần điều chỉnh kim đồng hồ phải loại bỏ phần nắp đậy và sau đó đóng lại. Việc sử dụng thường xuyên phải tác động lên các rãnh ở một bên của nắp đúc và đây là tác nhân gây hư hại bên trong một cách nhanh chóng, đòi hỏi đồng hồ phải được sửa chữa.

Có một thực tế đáng bàn là những chiếc đồng hồ với lớp vỏ lớn không tạo ra một tương lai cho ngành đồng hồ, đặc biệt là cho người tiêu dùng bên ngoài quân đội. Có một giải pháp thực tế và bền bĩ hơn, cũng là duy nhất đó là tích hợp việc chống thấm nước vào lớp vỏ đồng hồ. François Borgel , một nhà sản xuất vỏ đồng hồ dành được hai bằng sáng chế vào năm 1891 và 1903, tương ứng với hai loại đồng hồ nhỏ­ mảnh khác nhau với lớp vỏ có bộ phận ren vặn. Nói về bằng sáng chế cấp năm 1903, gồm một vòng tròn bao xung quanh chuyển động và gờ lắp mặt kính đồng hồ, kiểu vỏ này nút vặn được cố định bằng ren vặn vào trong. Kết quả là chúng ta có một vòng đệm kín hơn mà không cần phải sử dụng một nắp đậy hàn kín bên ngoài như trước.

Sáng chế trên đã tạo ra một bước tiến lớn, những nhà sản xuất đồng hồ như IWC , Longines đã sử dụng vỏ đồng hồ của hãng Borgel cho một số đồng hồ của họ, bên cạnh đó còn một vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết: vòng đệm làm kín chỗ nút vặn. Hơi nước và bụi vẫn còn tìm thấy trong chuyển động, mặc dù tốc độ chậm hơn và ít hơn trước, nhờ vào thiết kế vỏ đồng hồ như đã nói ở trên. Bằng sáng chế với ý tưởng đầu tiên về nút vặn chống thấm nước thuộc về Paul Perregaux và Georges Perret. Vào tháng 10 năm 1925, họ ứng dụng công nghệ từ tấm bằng trên vào nút vặn xoắn ốc. Cũng giống như các trường hợp phát triển mang tính đột phá khác, thiết kế của hai nhà thiết kế đồng hồ trên cũng cho thấy một số khuyết điểm.

Hans Wilsdorf, người sáng lập và sau đó là giám đốc của Rolex, đã nhìn thấy tìm năng từ nhà sáng lập Perragaux và Perret khi anh nhận ra rằng ý tưởng của cặp đôi trên có thể thực sự tạo ra chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên. Ông nhanh chóng mua bản quyền từ Thụy Sỹ của những nhà sáng lập và áp dụng ở US, UK, và Đức vào năm 1926­-1927. Trong hình trên bạn sẽ thấy kết quả sự phát triển sau một năm từ bằng sáng chế mà Wilsdorf sở hữu cho các nút vặn xoắn ốc. Bằng sáng chế CH 120848 , một trong những cải tiến quan trọng trong việc di chuyển vòng đệm làm kín từ bên ngoài vào bên trong bao quanh nút vặn ,và độ bền được nâng cao hơn.

Hơn thế nữa, các kỹ sư của Rolex, những người làm việc tại C.R. Spillman SA, nhà cung cấp vỏ của Rolex trong thời gian này đã tìm ra một giải pháp liên quan đến sự lên dây của chuyển động khi nút vặn không vặn xoắn ốc : nút vặn xoay phải chuyển động tự do từ bộ phận lên dây và hoàn toàn ăn khớp khi kéo ra. Thành tựu trên được đánh dấu ở số 9 (màu đỏ) và 12 (màu vàng) trong ảnh trên. Thật khó khăn để đánh giá được khi nhìn trên hình ảnh, một bộ phận với hai phần hình chữ nhật ăn khớp với nút vặn khi nó được kéo ra, do đó người mang đồng hồ có thể chỉnh thời gian hoàn toàn chủ động.

Rolex kết hợp giữa việc cải tiến nút điều chỉnh và tác nhân làm hỏng lớp vỏ đồng hồ trong một thiết kế mới, là chiếc đồng hồ đầu tiên có độ bền và niềm tin vào khả năng chống thấm nước. Oyster là một mốc thành tựu đáng kể, mặc dù vẫn chịu một số hoài nghi từ công chúng. Chúng ta sẽ tập trung vào việc làm thế nào một chiếc đồng hồ trở thành huyền thoại và cách nó làm thay đổi nhận thức của mọi người về đồng hồ chống thấm nước. Năm 1927 là một cơ hội hoàn hảo để tăng sự xuất công khai, chứng tỏ khả năng của loại đồng hồ này và Wilsdorf lại một lần nữa phản ứng nhanh nhạy. Đó là khi một phụ nữ ở Anh, đang làm việc tại vị trí kế toán tên là Mercedes Gleitze , tự thử thách mình bơi qua eo biển Anh. Cổ trở thành người phụ nữ thứ ba bơi qua eo biển này sau hai người phụ nữ người Mỹ.

Tại thời điểm này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và Wilsdorf muốn có thị trường của mình trong đó. Nhưng đã có một sự nghi ngờ về thành tích của Gleitze, và yêu cầu các phương tiện truyền thông đại chúng công bố câu hỏi: “liệu thành tích trước đó của Mercedes có thật không hay chỉ là một câu chuyện được thêu dệt nên ?”. Sau cùng, để giải quyết nghi ngờ đó, Wilsdorf đồng ý với Gleitze, cô sẽ mang một chiếc Oyster trên một sợi dây đeo cổ xuyên suốt quá trình bơi để chứng minh lời cáo buộc trên là sai. Một thực tế ít được biết đến, ở lần nỗ lực thứ hai này cô đã thực sự không thể bơi qua toàn bộ eo biển, nhưng đây lại không phải vấn đề quan trọng. Vài ngày sau, câu chuyện của cô và chiếc đồng hồ được thảo luận trên trang đầu tiên của tờ Daily Mail, mang đến cho công chúng bằng chứng cụ thể đầu tiên về một chiếc đồng hồ không thấm nước. Để tạo được ấn tượng lâu dài hơn nữa Wilsdorf lại một lần nữa phản ứng nhanh nhạy. Đó là khi một phụ nữ ở Anh, đang làm việc tại vị trí kế toán tên là Mercedes Gleitze , tự thử thách mình bơi qua eo biển Anh. Cổ trở thành người phụ nữ thứ ba bơi qua eo biển này sau hai người phụ nữ người Mỹ.

Tại thời điểm này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và Wilsdorf muốn có thị trường của mình trong đó. Nhưng đã có một sự nghi ngờ về thành tích của Gleitze, và yêu cầu các phương tiện truyền thông đại chúng công bố câu hỏi: “liệu thành tích trước đó của Mercedes có thật không hay chỉ là một câu chuyện được thêu dệt nên ?”. Sau cùng, để giải quyết nghi ngờ đó, Wilsdorf đồng ý với Gleitze, cô sẽ mang một chiếc Oyster trên một sợi dây đeo cổ xuyên suốt quá trình bơi để chứng minh lời cáo buộc trên là sai. Một thực tế ít được biết đến, ở lần nỗ lực thứ hai này cô đã thực sự không thể bơi qua toàn bộ eo biển, nhưng đây lại không phải vấn đề quan trọng. Vài ngày sau, câu chuyện của cô và chiếc đồng hồ được thảo luận trên trang đầu tiên của tờ Daily Mail, mang đến cho công chúng bằng chứng cụ thể đầu tiên về một chiếc đồng hồ không thấm nước. Để tạo được ấn tượng lâu dài hơn nữa Wilsdorf sắp xếp hệ thống các nhà bán lẻ trưng bày Oyster tại các cửa hàng và được đặt trong một bể cá đầy nước. Nhờ sự phát triển đặc biệt và động thái tiếp thị dí dỏm của người sáng lập, nhãn hiệu Rolex – cùng với nó là đồng hồ không thấm nước – bước những bước đầu tiên trên con đường mà cái đích là đưa nó lan rộng trên toàn thế giới.

Vào những năm 1930, những thương hiệu khác cũng muốn nhận thị phần từ phân khúc thị trường mới này. Bạn hãy chuyển sự chú ý của mình sang những điều thú vị làm sáng tỏ thêm về đồng hồ chống thấm nước được hình thành bởi hai thương hiệu: đồng hồ omega và Cartier. Ngày nay Carteir đã được biết đến như thương hiệu hàng đầu dành cho hoàng gia và là tinh hoa của thế giới. Điều này được minh họa bằng đơn đặt hàng Cartier nhận vào năm 1932, được đặt bởi một vị Pasha của Morroco (Pasha là một con người phi thường, ông ấy không chỉ rất có ảnh hưởng tại Morroco mà còn là người cực kỳ giàu có và có nhiều sự liên kết với nước Pháp. Thực tế là ông ở Châu Âu một thời gian khá lâu, là khách mời trong các tòa án Châu Âu, tham dự lễ lên ngôi của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị , và là bạn thân của Sir Winston Churchill), với một câu nói huyền thoại, ông mong muốn có một chiếc đồng hồ không thấm nước có thể đeo thường xuyên khi đi bơi. Cartier đã đáp lại nhu cầu của Pasha: trang bị một vòng đệm làm kín duy nhất được xung quanh lớp vỏ đồng hồ và một vòng đệm làm kín ở chỗ nút vặn, với vòng dây đeo nhỏ cố định với vỏ đồng hồ.  Từ năm 1943, và sau đó được sản xuất lại vào năm 1985 cho đến ngày nay, dòng đồng hồ này được biết đến với tên gọi Pasha de Cartier, một chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng hơn là mẫu đồng hồ chống thấm nước đầu tiên.

Vào giữa những năm 20, lặn là một môn dành cho khoa học, quân sự, hay liên quan đến  những cuộc phiêu lưu trở nên phổ biến nhờ các thiết bị thở đặc biệt được phát triển bởi Yves Le Prieur vào năm 1926 và sau đó là vào năm 1933. Những thiết bị này làm cho việc lặn trở nên dễ dàng hơn, ít nguy hiểm hơn và cho phép duy trì trạng thái dưới nước với thời gian dài hơn và ở độ sâu hơn. Vài năm sau đó việc bơi lặn phát triển phổ biến, đây rõ ràng mang đến một cơ hội cho đồng hồ đeo tay phát triển. Và đây cũng là khởi đầu cho sự sáng tạo của hãng đồng hồ Omega.

Có thể nhìn thấy, những chiếc Rolex Oyster và Pasha de Cartier (và một số ít khác được biết đến cùng thời cũng là đồng hồ chống thấm nước) thực hiện khá tốt chức năng chống ẩm, cát và một lượng nước nhỏ khỏi vỏ đồng hồ nhưng nó đã trở nên không đáng xem xét nữa khi đòi hỏi về việc lặn khắt khe hơn, độ sâu lớn hơn. Chiếc đồng hồ đầu tiên được thiết kế với thách thức lớn hơn và do đó việc làm việc với những người thợ lặn là tất yếu, là mẫu Marine của Omega năm 1932. Là một thiết kế khá hiện đại, đúng như cái tên Marine của mình, nó trở thành chiếc đồng hồ lặn đầu tiên trên thế giới, là chiếc đồng hồ đầu tiên có thể thực hiện việc lặn sâu đáng kinh ngạc.

Điều gì làm cho chiếc đồng hồ Marine trở nên độc đáo, với vỏ gồm 2 phần có thể tháo lắp linh hoạt, phần trên và dưới liên kết với nhau bởi một bản lề, và một cái khóa giữ chúng an toàn, cố định trong lớp vỏ sau. Hơn nữa, đồng hồ Marine là chiếc đồng hồ cao cấp đầu tiên có mặt kính sapphire nhân tạo, đây là bước tiến quan trọng, và loại vật liệu được tin cậy so với những vật liệu khác cùng thời đó. Sản phẩm được hoàn thành với dây bằng da mà theo Omega tuyên bố có khả năng chống nước muối rất cao. Ý tưởng này đã sẵn sàng cho sự phát triển thêm một bước nữa của Omega, giống như cảm hứng đến từ sự tiếp thị thành công của Rolex, được thiết lập để chứng tỏ khả năng đặc biệt của chiếc đồng hồ Marine thông qua một loạt thách thức, những thách thức mà trước đây là khó khăn không thể tưởng tượng. Vào năm 1936, một cặp đồng hồ Marine của Omega được đặt trong nước nóng 85 độ C vài phút , rồi đến thử thách nhúng chìm chúng nhanh chóng ở độ sâu 70m ở nhiệt độ là 5 độ C trong vùng nước lạnh của hồ Geneva trong 30 phút. Khi lấy chúng ra khỏi hai thử thách trên, chúng vẫn hoạt động hoàn hảo và không thấy dấu vết của nước bên trong.

Ba năm sau cuộc thử nghiệm thành công, vào năm 1939, Omega tiết lộ mẫu đồng hồ Omega Standard. Đó là một phiên bản được thiết kế lại từ một thiết kế năm 1932, mẫu đồng hồ đã được sử dụng để tạo ra đồng hồ Marine và có khả năng trở thành bộ sưu tập phổ biến của thương hiệu. Thiết kế vỏ đồng hồ đã trở nên ít phức tạp hơn  và giảm được chi phí sản xuất, nhưng nó vẫn giữ được dạng hình hộp chữ nhật như phiên bản gốc. Để các vòng đệm làm kín giữa kính và vỏ, họ đã sử dụng một miếng đệm cao su, giải pháp này còn được tiếp tục cho đến ngày nay.

Tiêu chuẩn đầu tiên của dòng Marine Standard là tinh thể sapphire được lắp bên dưới của gờ đồng hồ. Omega thực hiện lắp đặt mặt số, chuyển động và nút vặn. Vấn đề mới từ cấu trúc này của Omega tạo nên áp lực từ mặt trước vỏ đồng hồ lên mặt sau của nó, ép các phần tử bên trong, làm yếu đi chức năng của các vòng đệm làm kín. Làm giảm Khả năng chống thấm nước của dòng Standard giảm xuống mức 2 atmospheres (xấp xĩ 20m), điều này không thể so sánh được với người tiền nhiệm của nó. Các thể hệ tiếp theo, các phần tử kính đã được lắp đặt từ phía trên, đó là một quy trình mà đã được sử dụng rộng rãi đến ngày nay, trong suốt những năm đầu thập niên 40, làm tăng đáng kể khả năng chịu nước.

Nhìn lại những thế hệ đầu tiên của dòng đồng hồ chống thấm nước chúng ta có thể kết luận rằng các công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất đã phát triển mình từ những vấn đề như nhau: vòng đệm làm kín vỏ, gờ lắp mặt kính và nút vặn. Trong khi họ còn đang cố gắng để có những phát triển mới hiệu quả hơn thì họ cũng không biết là tại thời điểm đó hầu hết các bộ sưu tập đều có các mảnh ghép hữu dụng được sử dụng cho đồng hồ lặn hiện đại. Hãy khám phá quá trình chuyển đổi và xem thử chính xác việc gì đã dẫn tới việc tạo ra những chiếc đồng hồ lặn ngày nay như chúng ta đã biết.

Đồng hồ lặn là đỉnh cao của đồng hồ hiện đại. Chúng ta đã nhìn thấy đồng hồ được đeo lên mặt trăng, vượt quá tốc độ của âm thanh, đánh bại những áp lực to lớn tại những nơi sâu nhất của hành tinh chúng ta, hoàn thành những thử thách khác nhau. Đây là minh chứng tốt nhất cho việc sáng tạo từ đồng hồ bỏ túi sang đồng hồ đeo tay để đến cuối cùng trở thành công cụ được sử dụng trong hàng chục, hàng trăm ngàn hoạt động quân sự và khoa học lặn, chịu đựng được trong những điều kiện cực kỳ khó khăn. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, những người yêu thích việc lặn có một cảm xúc đặc biệt khi mang một chiếc đồng hồ thuộc cùng dòng trên, cảm giác của sự vững chắc đến từ một món phụ kiện đã vượt qua được các kỳ kiểm tra nhất định. Vì vậy, chúng ta phải xem xét kỹ hơn từ chống thấm nước từ những kỹ thuật sản xuất đồng hồ làm nên xu hướng Mariana.

Rõ ràng, Rolex Oyster là người đầu tiên sở hữu đồng hồ chống thấm nước –  được xác nhận bởi Gleitze và thời gian nó được đặt trong bể cá. Nhưng vì nó được đeo trên cổ như dây chuyền chứ không phải cổ tay: vấn đề được quan tâm là cô đã sử dụng mạnh lực tóe nước ở cánh tay trong mỗi chuyển động trong suốt chặng bơi. Bước đầu tiên để cải thiện độ bền như đã thảo luận về mẫu Marine Omega, tuy nhiên nó đã ít được sử dụng trong việc lặn chuyên nghiệp và đã không được phát triển đầy đủ vào thời điểm lúc bấy giờ. Trong thực tế, tình hình đã trở nên tốt hơn vào một thập kỷ sau đó nhờ vào các hoạt động dưới nước phát triển hơn, lý do chính là các thiết bị lặn quá nặng nề, không an toàn và số lượng có sẵn rất hạn chế. Điều này đã hoàn toàn thay đổi vào năm 1942 bằng phát minh của Jacques-Yves Cousteau và Émile Gagnan : là các thiết bị dùng để thở khi lặn.

Điều này thật quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tương lai của đồng hồ lặn, chúng ta sẽ nói sơ qua về nó một chút. Thiết bị dùng để thở khi lặn này là thiết bị đầu tiên cho phép lặn đến độ sâu 60m ( xấp xỉ 180 feet) mà không cần kết nối trực tiếp với bề mặt. Kết quả dẫn đến thúc đẩy nhanh sự phát triển trong cả lĩnh vực khoa học, chuyên nghiệp hay chỉ là sở thích bơi lặn, do đó làm cho chúng trở nên phổ biến ở diện rộng trên toàn thế giới. Và trong chiến tranh thế giới thứ hai, một chiếc đồng hồ dành cho việc lặn: tinh tế hơn, bền bỉ hơn với các chức năng đo độ sâu, la bàn là yêu cầu thiết yếu.

Mọi việc sẽ dễ dàng nếu chúng ta chỉ thảo luận về lịch sử của đồng hồ lặn với một model duy nhất nhưng thật không may, chẳng có cái gì cứ một đường thẳng tắp đơn giản như thế. Khi chúng ta đi sâu hơn vào mảng thông điệp truyền thông, bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn, cuộc cách mạng thật sự về thương hiệu và những chiếc đồng hồ trở nên dễ xác định hơn.

Câu chuyện sẽ tiếp tục xung quanh vấn đề mà đồng hồ Rolex Oyster dừng lại: thách thức chính vẫn là vòng đệm làm kín ngay nút vặn và vỏ đồng hồ, giúp cho đồng hồ trở nên dễ dàng đọc được hơn trong nước. Một trong những thương hiệu đầu tiên đó là thương hiệu Panerai. Panerai sản xuất Regia Marina (được lực lượng hải quân Italy sử dụng cho việc lặn) với các bộ phận được thiết kế riêng biệt, bao gồm việc đo độ sâu, xem giờ và một số thứ khác nữa. Về đồng hồ, Panerai kết hợp với Rolex để cung cấp chuyển động và vỏ đồng hồ. Câu chuyện kể rằng thủy quân Italy muốn một chiếc đồng hồ mà họ có thể dựa vào đó trong chiếc đấu, có nghĩa là họ cần một chiếc đồng hồ hoạt động và đọc được  trong môi trường dưới nước một cách an toàn. Sự hợp tác giữa ba đơn vị là Panerai, Rolex và thủy quân đã đem đến một số tiến bộ quan trọng và thú vị cho đồng hồ đọc được trong nước và kháng nước.

Chúng ta cần phải đề cập đến một thiết bị đặc biệt đó là Radium. Radium được phát hiện bởi  Pierre và Marie Curie vào năm 1898, sớm hơn 15 năm, vào năm 1915 Guido Panerai được cấp bằng sáng chế cho phương pháp mới của mình: phủ lên kim và mặt số đồng hồ chất liệu phát quang.Chỉ một thập kỷ sau đó, Radium được chứng minh có một số đặc tính nguy hiểm nghiêm trọng: trong các nhà máy sản xuất chủ yếu là phụ nữ, vẽ tay Radium lên kim đồng hồ và mặt số. Để có thể vẽ được các đường nét rõ ràng họ ngậm đầu bút vẽ trong miệng để dễ thao tác. Điều này là tác nhân chuyển một lượng lớn chất phóng xạ mạnh vào cơ thể họ mà nhiều thập niên sau sẽ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng hoặc cái chết. Do đó, vào những năm 50 Radium chính thức bị cấm, tuy nhiên nó vẫn được các thợ sửa chữa đồng hồ và sản xuất đồng hồ sử dụng trong quân đội.

Một tiến bộ quan trọng, tươi sáng hơn liên quan đến khả năng chống thấm nước của Panerais: thành tựu này đã trở thành “cầu nối” và là yếu tố làm nên nhãn hiệu thương mại của thương hiệu. Mặc dù được ra mắt bằng mẫu Reference 6152-1 vào năm 1943, nhưng mãi đến năm 1956 Panerai mới nhận được bằng sáng chế. Chức năng của nó thì đã quá rõ ràng , thiết kế nãy giữ cho nút bấm ở vị trí an toàn do đó đảm bảo cho bộ khung cố định và vững chắc với các vòng đệm làm kín. Hơn thế nữa, các nút bấm cũng được sử dụng để đảm bảo an toàn cho bộ máy chuyển động và giữ nó cố định. Do sở hữu những tiến bộ, khả năng chịu nước của đồng hồ tuy phát triển chậm nhưng chắc chắn và tăng từ áp suất nước 60m – 80m rồi lên đến mức 200m. Tóm lại, khả năng đọc được dễ dàng và chống thấm được được cải thiện, Panerai đã đặt những viên đá đầu tiên trên con đường mà thành quả là chiếc đồng hồ lặn ngày nay.

Mặc dù khả năng đọc mặt số dễ dàng hơn và hệ thống bảo vệ nút vặn thông minh hơn, nhưng phần lớn Radiomirs và Luminors thế kỷ đó đã không mang đến sự hữu dụng nào cho thợ lặn. Quân đội đã chứng tỏ một bước nhảy vọt: lần này là những thợ lặn ưu tú của một đơn vị chiến đấu Pháp. Thành lập vào năm 1950, họ nhận ra rằng để thực hiện được nhiệm vụ đòi hỏi phải cố gắng hơn nhiều. Nhiệm vụ dưới nước là huấn luyện người nhái đặc biệt bao gồm phá hoại và thu thập thông tin tình báo quân sự, đồng hồ mà họ sử dụng phải có chức năng không thấm nước, la bàn,nhưng những năm đầu năm 50 không được như mong đợi. Cũng không thể quên rằng, vào thời điểm đó họ không thể có được đồng hồ đeo tay kỹ thuật số như mong muốn giống như đồng hồ lặn hiện đại ngày nay được sử dụng.

Lãnh đạo của họ, Bob Maloubier, người đã vẽ ra những nét đầu tiên của một chiếc đồng hồ mà ông và nhóm của ông cho là phù hợp nhất cho nhu cầu, ý tưởng ở tay mà ông tìm kiếm ở các công ty đồng hồ sẽ sản xuất. Sau nhiều sự từ chối ông gặp ở Blancpain, không lâu sau đó một hãng sản xuất Thụy Sỹ cũng nhận ra kế hoạch Bob và nhóm của ông, sáng tạo ra một chiếc đồng hồ mà từ đó trở thành biểu tượng không thể phủ nhận: the Fifty Fathoms. Trái ngược với các niềm tin phổ biến, chiếc đồng hồ lặn thực sự đầu tiên không  phải mẫu Rolex Submariner, mà đúng hơn phải là Fifty Fathoms ra đời vào năm 1953. Fifty Fathoms đã đi trước 40 năm với tiêu chuẩn ISO 6425, tiêu chuẩn được xác định là đặc tính của đồng hồ lặn hiện đại. Vấn đề này là tại sao? Bởi vì mô hình đầu tiên bao gồm các giải pháp kỹ thuật, chi tiết cho phép đồng hồ đeo tay sử dụng để bơi lặn chuyên nghiệp

Nhóm người nhái chuyên nghiệp của Pháp yêu cầu  với mẫu đồng hồ mới: đo lường chính xác thời gian lặn, đọc được thời gian trong môi trường nước và có độ tin cậy chắc chắn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, vấn đề ở đây là phải được tất cả các yêu cầu trên chứ không phải là một trong số đó. Hầu hết các tính năng của Fifty Fathoms đã được phát triển để đáp ứng yêu của của Bob và nhóm của ông. Chúng ta phải lưu ý rằng một số chức năng và giải pháp đến từ Jean-Jacques Fiechter, một người từng là giám đốc của Blancpain và là thợ lặn có kinh nghiệm.

Ngày nay, ý tưởng gờ lắp mặt kính có thể xoay được đã trở nên quen thuộc, nhưng nó đã được kết hợp cách đây hơn 50 năm trong mẫu Fifty Fathoms lần đầu tiên. Vai trò của nó là cho phép người đeo có thể đo lường lên đến 60 phút một lần, vị trí 60 trùng với vị trí “0” trên gờ lắp kính  được liên kết tức thời với kim phút . Tiến bộ này, chỉ dùng để theo dõi kim phút trên gờ lắp, cho thấy dấu hiệu thời gian trôi qua. Sau khi tìm hiểu thách thức đồng hồ phải đối mặt, hiển nhiên vấn đề chống thấm nước đã tốt hơn. Câu trả lời của Blancpain là hai vòng tròn làm kín xung quanh nút vặn, kết hợp với bắt vít vào lớp vỏ từ phía sau làm cho khả năng kháng nước ở độ sâu thấp hơn. Như đã đề cập ở trên, mô hình đầu tiên kháng nước là ở độ sâu 50 sải (fathoms) tương đương với 91m. Đồng hồ với bộ máy tự động giảm được sự mài mòn giữ các vòng đệm làm kín xung quanh nút vặn khi nó xoay quanh bộ máy chuyển động. Sau đó, vỏ sau dạng hình khối được sử dụng, điều này giúp bảo vệ đồng hồ khỏi môi trường từ tính bởi các thiết bị khác của quân đội. Cũng giống như các vỏ kháng từ từ bên trong, lớp gờ lắp kính quay theo một hướng cũng là ý tưởng của Fiechter. Theo ông gờ lắp kính được gắn bánh răng để có thể chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, để loại trừ khả năng nó vô tình bị điều chỉnh.

Trong những năm qua, Fifty Fathoms đã được cung cấp một số lượng lớn các biến thể khác nhau, trong đó thú vị nhất phải kể đến một mảnh của bộ sưu tập được gọi đơn giản là “ the no rad” , nó đề cập đến việc không gây bức xạ ở vị trí 6 giờ. Sử dụng biểu tượng quốc tế về chống bức xạ, Blancpain đã sử dụng để giảm bớt tâm trí khách hàng không phải thuộc lĩnh vực quân sự và đảm bảo với họ “ Fifty Fathoms” họ bán không chứa vật liệu phóng xạ, vì những tác hại của nó đã được đề cập ở trên.  Tổng kết lại ta thấy vòng đời của mẫu đồng hồ Fifty Fathoms tồn tại được 27 năm, từ năm 1953 cho đến khi thương hiệu tạm thời ngừng hoạt động vào năm 1980. Ba năm sau đó Jean-Claude Biver đã mua và bắt đầu gây dựng lại công ty, năm 1997 mẫu Fifty Fathoms được tái sinh và là mẫu đồng hồ lặn cao cấp gây được sự chú ý.

Vào năm 1954, một năm sau khi Blancpain có những sự mới tiến bộ đáng kể: Rolex cho ra mẫu đồng hồ mà nó đã trở nên được công nhận rộng rãi: Submariner. Mẫu đồng hồ này được phát triển trong suốt 60 năm qua, với thiết kế mang nét tương phản cao giữa gờ và mặt số, hình dạng độc đáo và dây đeo của đồng hồ được liên kết bởi ba mắt dây bằng thép không gỉ. Giống như với Oyster, Rolex không chỉ bắt đầu với một tờ giấy trắng mà còn xuất sắc trong việc hoàn thiện và cải tiến các chi tiết và tính năng của đồng hồ.  Tự thân Submariner đã làm nên câu chuyện tuyệt vời cho chính nó, nhưng ở đây chúng ta chỉ bàn tới người tiền nhiệm của nó, còn được gọi là Deep Sea.

Mẫu đồng hồ Deep Sea đánh bại được cả những nơi sâu nhất của hành tinh chúng ta. Bắt đầu vào năm 1960, vào ngày 23/01, hai người đàn ông Jacques Piccard và Don Walsh bước lên con tàu “Bathyscaphe Trieste” lần đầu tiên đến nơi sâu nhất của trái đất: tận cùng của Mariana – lần đầu tiên họ chinh phục thử thách độ sâu 10.916m (35.800 feet) so với bề mặt Thái Bình Dương. Cái tên Jacques Cousteau một lần nữa nổi lên : Hải quân Mỹ và Hãng giám định hàng hải của Pháp COMEX làm việc song song trong các dự án để phát triển cuộc sống dưới đáy đại dương của con người. Các thơ lặn của COMEX đã làm việc ở độ sâu lớn bằng hỗn hợp thở Oxy và Heli, việc này cho phép họ lặn được một thời gian dài ( vài ngày) mà không cần phải trở lên trên bề mặt để giái khí nén.

Vấn đề mới là khí heli có thể xâm nhập được qua các vòng làm kín của vỏ đồng hồ, làm tăng áp lực bên trong, do đó cần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Sớm muộn gì chúng cũng làm hư hại đồng hồ khi những người thợ lặn vẫn còn ở bên trong lòng đại dương. Một giải pháp được tìm thấy nhanh chóng bởi hai hãng: Rolex và Doxa để cùng nhau khắc phục thách thức trên.

Không có thông tin chính thức về sự hợp tác để phát triển giải pháp trên, nhưng xem xét thời gian cả hai cùng làm việc Jacques Cousteau và nhóm của ông ngụ ý rằng một số trong đó (hoặc đáng kể ) được hợp tác cùng nhau. Như những gì chúng ta biết ngày nay, thật ngạc nhiên, cả Rolex và Doxa đều tuyên bố rằng: đồng hồ của mình giải quyết được vấn đề trên đầu tiên: van thoát khí heli, van một chiều đặt ở vị trí 9 giờ của vỏ đồng hồ để thoát khí heli ra khỏi vò đồng hồ, giữ cho các thành phần khác của chiếc đồng hồ còn nguyên vẹn. Vào năm 1969, Doxa nhận bằng sáng chế về thiết kế, nhưng có một chi tiết đáng chú ý là nó vẫn được ghi nhận cho các phát minh của Rolex.

Như chúng ta đã nói, thành tựu của Doxa thường bị bỏ qua hoặc bị quên lãng, nguyên nhân bởi vì thương hiệu đã bị tuột dốc những năm 1970. Nhưng điều này không có nghĩa là thương hiệu Thụy Sỹ này không xứng đáng để được chú ý, có thể thấy được qua các minh chứng ở trên. Trong một thời gian ngắn, đồng hồ đeo tay với van thải khí heli được sản xuất vào năm 1969, gọi là Sub 300T Conquistador, đi trước mẫu Sea Dweller hai năm. Nó được phát triển trong sự liên kết với công ty Diver của Mỹ, được sử dụng trong việc giúp thợ lặn quyết định thời gian lặn dài nhất trước khi họ trở lại bề mặt.

Những người thợ lặn đánh dấu tại vị trí 0 khi xoay gờ đồng hồ thời gian mà họ muốn lặn ( xoay ngược chiều kim đồng hồ, và từ vị trí này khi người thợ lặn bắt đầu lặn thì thời gian sẽ trả về đúng vị trí của gờ ban đầu theo chiều kim đồng hồ ). Ở lần đánh dấu vị trí thứ 2, dựa vào chỉ báo trên gờ về độ sâu hiện tại của mình, người thợ lặn phải dừng công việc của mình để  không phải giải phóng áp lực cho đồng hồ. Điều này có nghĩa là ở bất kỳ độ sâu nào, người thợ lặn không thể quay lại mặt nước trong một lần, nhưng bắt buộc phải dừng lại để giảm áp lực của đồng hồ. Đó là một ý tưởng khôn ngoan, và điều đó chứng tỏ các chuyên gia đã tham gia tạo ra Conquistador. Trên thực tế những người chuyên nghiệp rất ưa chuộng Conquistador, công ty US Diver đã thực sự bắt đầu tiếp thị độc quyền mẫu đồng hồ mặt số màu da cam của Doxa và gọi nó với cái tên là ““The US Divers Doxa”

Phải mất 52 năm cho chiếc đồng hồ Challenger Deep một lần nữa viếng thăm lại nơi sâu nhất trái đất, được thực hiện bởi đạo diễn nổi tiếng James Cameron. Rolex thừa nhận rằng họ tham gia khá trễ, khi mà chỉ với 5 tuần trước khi lặn, hiển nhiên đó là một thời gian cự kỳ hạn chế để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất một mẫu khác, mẫu đồng hồ hiện đại mà có thể cùng Cameron chịu đựng những thách thức vô điều kiện.

Kết quả là sử dụng một phiên bản sửa đổi của Deep Sea , lần đầu được ra mắt năm 2008. Deep Sea Challenge được trang bị một tinh thể sapphire với độ dày 1.5 cm, rộng 51.4 mm, lớp vỏ dày 28.5 mm, do đó nó có khả năng chịu nước lên đến 12.000m. Deep Sea Challenge được đeo vào cánh tay robot, nó trải qua hơn 3 giờ dưới độ sâu 10.908m , nhưng cả đoạn đường xuống và lên là với thời gian gấp đôi.

Ngày nay chúng ta đã trở nên quen thuộc với những sự khắc nghiệt tuyệt đối, bài viết sẽ được đóng lại với một số cái nhìn sâu sắc vào thế giới của những chiếc đồng hồ lặn ngày nay.  Như đã đề cập về mẫu Fifty Fathoms của Blancpain, với tiêu chuẩn ISO 6425, được xác định là chiếc đồng hồ lặn thật sự, trải qua nhiều đợt kiểm tra đạt yêu cầu trước khi được sản xuất ra thị trường. Fifty Fathoms được giới thiệu năm 1996, là một chiếc đồng hồ lặn với độ chịu nước từ 100m và có một hệ thống thời gian lặn. Nó đòi hỏi một số chức năng để có thể đọc được trong bóng tối từ khoảng cách 25cm hoặc 9.84 inch: các dấu hiệu chỉ thời gian, kim giờ và kim phút được phân biệt dễ dàng và đọc được tốt, dấu hiện nhận biết đồng hồ vẫn hoạt động, chỉnh thời gian theo giờ đã định trước, đánh dấu lên gờ lắp kính và dấu hiệu cuối cùng trên vỏ đồng hồ là năng lượng pin. Một số điều kiện tiên quyết nghiêm ngặt được đặt ra, mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi làm quen với việc thiết lập những kiểm tra đặc biệt cho các loại đồng hồ.

Cách tốt nhất để hiểu là so sánh bằng các thử nghiệm đồng hồ chống thấm nước nước thông thường với đồng hồ lặn. Đồng hồ được thiết kể để sử dụng hàng ngày được đặt trong nước ở độ sâu 10m trong 1 giờ trong khi với đồng hồ lặn ở độ sâu 30m trong 50 giờ. Việc làm này nhằm kiểm tra chất lượng của các vòng đệm. Đồng hồ lặn được kiểm tra trước và sau khi ngâm nước chúng vào hơi nước ngưng tụ ở 45 độ C và đổ nước (với nhiệt độ 18 – 25 độ C) ở trên tinh thể kính đồng hồ trong khi đồng hồ bình thường được chỉ qua kiểm tra một lần. Sau một vài phút nước sẽ được lau sạch và đồng hồ vẫn khô ráo bên trong, nếu có sự ngưng tụ nước thì chứng tỏ thí nghiệm thất bại.

Tiếp theo là bài test về áp suất. Đồng hồ bình thường được thực hiện trong 10 phút. Tuy nhiên với đồng hồ lặn, nó được nhúng trong nước và trong vòng một phút phải chịu áp lực 125% trong vòng một phút (có nghĩa là một chiếc đồng hồ chịu nước được ở mức 300m sẽ phải thử nghiệm ở mức 375m và được giữ ở áp suất đó trong hai giờ, đây rõ ràng là một sự khác biệt lớn so với đồng hồ thông thường. Khi hai giờ trôi qua, nó không được lấy ra khỏi đợt kiểm tra mà tiếp tục giữ ở mức 0.3bars trong một giờ nữa. Kết thúc thử nghiệm, hoàn toàn không có sự ngưng tụ nước nào. Hơn nữa, nút vặn và một vài thiết bị được thiết lập cũng được kiểm tra trong một thử nghiệm riêng biệt và phải vượt qua được cùng mức áp suất, mặc dù khoảng thời gian chỉ là 10 phút, trong áp lực 5N dành cho nút vặn và các thành phần khác. Trong khoảng thời gian này, không có sự xâm nhập hay ngưng tụ là chấp nhận được. Trong một số xét nghiệm khác, chúng ta đề cập đến khả năng kháng từ, đặt trong môi trường 4,800 A/m.Chiếc đồng hồ này phải giữ độ chính xác trong vòng 30 giây/ ngày được đo lường trước khi đưa vào cuộc kiểm tra.

Wooww, chúng ta vừa tiếp nhận một khối lượng lớn thông tin về đồng hồ lặn, chắc chắn là còn nhiều chiếc đồng hồ lặn mang tính biểu tượng mà không được đề cập ở bài trên, hi vọng giúp bạn biết thêm thông tin thú vị về một nhóm đồng hồ. Cho dù bạn phải tiếp xúc với những thử thách độ sâu hoặc chỉ ở mặt đất, bạn có thể yên tâm là bạn sẽ luôn có một người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Người dịch : Hà Nguyễn

Nguồn: ablogtowatch

Cập nhật các bài viết chất lượng của Donghosmile : tại đây

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về 10 chiếc đồng hồ phi công hấp dẫn nhất hiện nay
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x